Bệnh APV trên gà? Nguyên nhân – Bệnh tích – Cách phòng & điều trị
Do khí hậu nóng ẩm quanh năm ở Việt Nam, mà người chăn nuôi thường xuyên phải chối chọi với dịch bệnh hoành hành trên đàn gia cầm. Một trong những căn bệnh nguy hiểm có tính lây lan rộng là bệnh APV trên gà. Vậy căn bệnh này thường xuất hiện các triệu chứng như thế nào? Cách phòng và điều trị bệnh ra sao? Bà con cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích trong chăn nuôi nhé.
1. Bệnh APV là gì? Nguyên nhân gây bệnh APV
Bệnh APV trên gà là loại bệnh có các triệu chứng tương đối giống với các do khuẩn Coryza hoặc E.Coli gây ra trên gà. Bệnh xuất phát từ virus Avian pneumovirus, nhiễm bệnh và lây lan cực nhanh qua đường hô hấp ở gà mọi lứa tuổi. Virus này kết hợp đồng thời với các loại bệnh khác như : Thương hàn (Samonella) , Ecoli , CRD.. gây ra cái chết nhanh chóng cho gà nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Virus gây bệnh APV thường tồn tại trên cơ thể gà và xung quanh môi trường sống. Các tác nhân chính khiến APV có cơ hội bùng phát như:
- Mật độ chăn nuôi không phù hợp, thường quá cao
- Khu vực chuồng trại chăn nuôi xây dựng chưa hợp lý, thiếu thông thoáng, chứa hàm lượng khí amoniac trong không khí cao, tạo điều kiện cho bệnh bùng phát mạnh
- Công tác vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi còn chưa thật sự nghiêm túc, chưa đảm bảo sạch sẽ.
2. Triệu chứng, biểu hiện của bệnh APV trên gà?
Các triệu chứng của bệnh APV ở gà thường không quá rõ ràng nên rất khó để người chăn nuôi phát hiện kịp thời. Bà con cần nắm rõ các triệu chứng cụ thể dưới đây để nhanh chóng xử lý bệnh APV, hạn chế những rủi ro không đáng có:
- Gà chảy nước mắt nhiều, mắt có dấu hiệu sủi bọt.
- Hệ thống hô hấp suy nhược, mũi tắc, khả năng hít thở kém.
- Vùng đầu , mặt sưng phù. Phần da đầu bị đóng vảy, triệu chứng tượng tự bệnh ORT/Coryza.
- Có thể gây ra hiện tượng co rút cơ chân, vẹo cổ, di chuyển khó khăn
- Cơ thể gà suy nhược và bị gầy yếu, bỏ ăn. Trong trường hợp gà nhiễm virus kết hợp với bệnh E.Coli sẽ gây ra hội chứng phù đầu.
Bên cạnh các triệu chứng trên thì khi APV xuất hiện ở gà mái sẽ gây ra các biến chứng về ngoại hình, giảm khả năng đẻ trứng lên đến 70-75%. Thời gian ủ bệnh của APV trên gà thường chỉ diễn ra trong vòng 3 ngày. Ở giai đoạn đầu khi mới nhiễm bệnh, gà không có biểu hiện nào rõ rệt nên rất khó phát hiện. Tỷ lệ gà mắc bệnh APV tử vong khá cao do virus tấn công làm suy yếu miễn dịch khiến các mầm bệnh kế phát.
Bệnh tích của gà mắc bệnh APV
Ngoài ra trong quá trình tiến hành mổ khám , các nhà nghiên cứu đã thu được một số bệnh tích ở APV trên gà như sau :
- Bị xuất huyết nặng ở đường khí quản
- Viêm da và tạo lớp Fibrin màu vàng ở dưới lớp da đầu
- Viêm mí mắt gây ra mù mắt.
- Buồng trứng gà mái bị hỏng, trứng non bị vỡ và viêm phúc mạc
3. Cách điều trị và phòng bệnh APV cho gà
Điều trị và phòng bệnh là khâu chăn nuôi vô cùng quan trọng mà bà con không thể nào xem thường hay bỏ qua. Làm tốt công tác trị bệnh và phòng dịch sẽ giúp đàn gà của bạn luôn khoẻ mạnh, có năng suất tốt.
Điều trị bệnh APV ở gà
Đầu tiên để nói về cách điều trị bệnh APV trên gà, hiện nay chưa có vacxin đặc hiệu đối chời chủng virus bệnh APV. Tuy nhiên, người chăn nuôi có thể tham khảo các biện pháp sau để hạn chế bệnh kế phát:
- Theo dõi sát sao, phát hiện sớm những cá thể gà có dấu hiệu nhiễm bệnh, thực hiện cách ly gà bệnh để điều trị và tránh ảnh hưởng đến tình hình chung của đàn.
- Vệ sinh sạch sẽ, phun sát trùng toàn bộ khu vực nuôi phía trong và xung quanh chuồng và các dụng cụ chăn nuôi
- Bệnh APV thường kế phát với các bệnh khác, dựa theo tình hình, tình trạng bệnh để điều trị cho gà. Nên có sự tư vấn của bác sĩ thú ý trước khi sử dụng các loại vacxin đặc hiệu cho bệnh kế phát.
- Cho gà uống thuốc kháng sinh, cân nhắc sử dụng loại kháng sinh Amoxyline với Doxycycline kết hợp với nhau để phát huy hiệu quả tốt nhất.
- Bổ sung thêm các chất điện giải, khoáng, Vitamin.. để tăng khả năng chống chọi bệnh tật, tăng sức đề kháng cho gà.
Phòng chống bệnh APV và bệnh kế phát
Tính tới thời điểm hiện tại, căn bệnh APV trên gà không có vacxin cho nên việc phòng bệnh cần ưu tiên hàng đầu. Các biện pháp phòng chống mà người chăn nuôi nên làm lúc này như:
- Tiến hành tiêm ngừa các bệnh thường gặp ở gà theo lịch vacxin được khuyến cáo
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ toàn bộ dụng cụ chăn nuôi bằng các loại thuốc diệt khuẩn , phun tiệt trùng định kỳ toàn bộ khu chăn nuôi
- Không nuôi gà ở mật độ quá đông. Cách mỗi lứa nên có thời gian nghỉ từ 15 đến 20 ngày trước khi bắt đầu,
- Gà mới mua trước khi đem vào chuồng cần phải cách ly theo dõi. Thường xuyên chăm nom, quan sát đàn gà để nhanh chóng phát hiện các biểu hiện của bệnh APV và các bệnh kế phát ở gà
- Trong chế dinh dưỡng hàng ngày nên cho thêm các chất tăng cường sức đề kháng như vitamin, khoáng, điện giải…
Để sở hữu một đàn gà khỏe mạnh, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao thì phải bỏ công chăm sóc chúng hết sức tỉ mỉ ngay từ đầu. Bệnh APV trên gà tuy phức tạp nhưng không quá khó để dập tắt nếu bà con làm tốt công tác phòng chống và nắm rõ quy trình điều trị ngay từ đầu.